Giải pháp Biển Báo An Toàn cho Công trường xây dựng _ Trang bị "Khôn ngoan" cho doanh nghiệp!!

CÔNG TY TNHH TM AN ĐIỀN coi công tác bảo hộ lao động có liên quan mật thiết tới sản xuất và trực tiếp phục vụ cho sản xuất.
Để bảo đảm an toàn lao động trong thi công đã tiến hành những bước sau:
I. Tổ chức bộ máy bảo hộ lao động:
A. Tại công ty:
Có ban chỉ đạo công tác bảo hộ lao động với sự tham gia của các phòng ban nghiệp vụ có liên quan do phó giám đốc kỹ thuật công ty phụ trách.
Phòng quản lý thi công: cử ra những cán bộ chuyên trách về công tác này nhằm mục đích theo dõi kiểm tra việc thực hiện bảo hộ lao động an toàn lao động của các công trường thuộc phạm vi công ty quản lý.
B. Ở các công trường :
Khi mở công trường mới đều thành lập ban thực hiện an toàn lao động do chỉ huy trưởng công trường phụ trách.
Tại công trường: đều có cán bộ chuyên trách về công tác ATLĐ và y tế với chức năng kiểm tra, giám sát hàng ngày công tác an toàn lao động các đội thi công trên công trường.
Công trường thành lập hệ thống mạng lưới an toàn viên các tổ sản xuất.
Giám đốc công ty ban hành cụ thể quy định trách nhiệm của từng phòng ban và từng cá nhân phụ trách sản xuất đối với công tác bảo hộ lao động (kèm theo bản quy định trách nhiệm cụ thể).


www.BienBaoAnToan.com

II.Quy định trách nhiệm về bảo hộ lao động
A. Giám đốc công ty có nhiệm vụ :
   1. Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy phạm, quy trình KTAT và VSLĐ của cán bộ, công nhân thuộc công ty.
   2. Ban hành các nội quy, quy trình KTAT cụ thể cho từng nghề, từng việc, các máy móc, thiết bị phù hợp với điều kiện của công ty.
   3. Biên soạn các tài liệu hướng dẫn KTAT mỗi khi áp dụng các thao tác lao động mới, sử dụng vật liệu mới hoặc các loại máy, thiết bị và dụng cụ mới mà quy phạm chưa đề cập tới.
   4. Xét duyệt các biện pháp AT đồng thời với việc duyệt thiết kế thi công trong phạm vi trách nhiệm của mình.
   5. Xét duyệt cho áp dụng những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc hợp lý hóa sản xuất nhằm bảo đảm AT và vệ sinh cho cán bộ công nhân.
   6. Cho phép hặc đình chỉ sản xuất sau khi đã xem xét các điều kiện bảo đảm AT và vệ sinh lao động.
   7. Tổ chức thực hiện tốt các kiến nghị của ban thanh tra KTAT và BHLĐ cũng như của tổ chức công đoàn các cấp.
   8. Tổ chức tốt việc điều tra, khai báo và thống kê tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời.

B. Phó giám đốc công ty phụ trách kỹ thuật thi công : được ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ trên ở công trường xây dựng mà mình phụ trách.
C. Chỉ huy trưởng công trường có nhiệm vụ :

www.BienBaoAnToan.com
Biển báo an toàn lao động, biển cảnh báo

   1. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn và bảo hộ lao động trên công trường.
   2. Xét duyệt các biện pháp an toàn trong sản xuất thi công thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
   3. Cho phép hoặc đình chỉ sản xuất sau khi đã kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn hoặc vệ sinh trên công trường.
   4. Tổ chức thực hiện tốt các kiến nghị của thanh tra nhà nước, cán bộ an toàn của công ty và các tổ chức công đoàn các cấp về an toàn lao động trên phạm vi công trường.
   5. Khai báo kịp thời và tham gia điều tra tai nạn lao động, sự cố trên công trường, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời.
   6. Đề nghị khen thưởng những cán bộ, công nhân chấp hành tốt các chế độ quy định hoặc có sáng kiến, thành tích trong việc ngăn chặn tai nạn lao động, đề nghị thi hành kỷ luật những người vi phạm các chế độ quy định về bảo đảm an toàn và vệ sinh trên công trường.
D.  Chỉ huy phó công trường : Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trên ở bộ phận sản xuất, thi công mà mình phụ trách theo sự ủy quyền của Chỉ Huy Trưởng công trường.
E.  Phòng tổ chức - hành chánh công ty có nhiệm vụ :
   1. Bảo đảm việc cung cấp đầy đủ và kịp thời cán bộ và công nhân cho các công trường và phải thực hiện tuyển dụng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
   2. Phổ biến rộng rải và tổ chức thi hành các thể lệ, chế độ BHLĐ như : trang bị đồ BHLĐ, bồi dưỡng hiện vật, nghỉ hàng năm v.v. cho cán bộ, công nhân của Công ty và cung cấp trang thiết bị phục vụ công tác BHLĐ.
F.  Phòng quản lý thi công công ty có nhiệm vụ :
   1. Biên soạn các tài liệu giảng dạy về KTAT và xây dựng các quy trình về KTAT, biện pháp thi công AT và VSLĐ đồng thời với việc thiết kế thi công.
   2. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các qui phạm và những yêu cầu về AT và VSLĐ đã đề ra.
   3. Có kế hoạch thực hiện đúng kỳ hạn việc kiểm tra định kỳ những máy móc, phương tiện và dụng cụ làm việc của công ty để bảo đảm an toàn trong sản xuất, thi công.
G. Cán bộ quản lý kỹ thuật thi công có nhiệm vụ :
   1. Lập và hướng dẫn thực hiện các biện pháp AT và LĐ cho các đơn vị thi công mà mình phụ trách.
   2. Kiểm tra và đôn đốc các tổ, đội công nhân thực hiện đúng các biện pháp an toàn và vệ sinh đã đề ra.
   3. Cho ngừng thi công hoặc sản xuất từng bộ phận hay toàn bộ công việc mình hướng dẫn khi xét thấy không bảo đảm an toàn và vệ sinh, đồng thời báo ngay cho lãnh đạo giải quyết.
   4. Tham gia điều tra, phân tích các vụ tai nạn lao động hoặc sự cố xảy ra trong phạm vi mình phụ trách
H.  Đội trưởng có nhiệm vụ :
   1. Tổ chức tốt nơi làm việc, đặc biệt là ở những nơi điều kiện làm việc nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn lao động hoặc có hại đến sức khỏe công nhân.
   2. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy trình KTAT, biện pháp an toàn và vệ sinh cho từng công việc, ngành nghề, thiết bị thuộc phạm vi phụ trách.
   3. Thường xuyên theo dõi việc sản xuất, thi công trên công trường trong phạm vi phụ trách, theo dõi việc sử dụng phương tiện, máy móc thi công. khi vắng mặt phải giao cho người có khả năng chuyên môn và nắm vững các biện pháp an toàn thay thế.
   4. Bố trí làm việc phải phù hợp với trình độ chuyên môn và sự hiểu biết về KTAT của nghề được phân công. Không được sử dụng công nhân chưa được huấn luyện biện pháp làm việc an toàn đối với công việc mà họ phải thực hiện.
   5. Hướng dẫn công nhân sử dụng các phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân. Không để công nhân làm việc nếu họ không sử dụng trang bị bảo vệ đã cấp phát hoặc dùng các dụng cụ, thiết bị không đảm bảo an toàn.
   6. Phát hiện và kịp thời ngăn chặc các trường hợp không đảm bảo an toàn xuất hiện trong quá trình sản xuất, thi công, đồng thời báo ngay cho cán bộ kỹ thuật hướng dẫn thi công giải quyết.
   7. Khai báo kịp thời và tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động, sự cố xảy ra trong phạm vi phụ trách.
I. Tổ trưởng sản xuất, thi công có nhiệm vụ :
   1. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công nhân trong tổ thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động theo sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật và theo các quy định của đơn vị.
   2. Đôn đốc, kiểm tra công nhân trong tổ sử dụng đúng đắn các phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân.
   3. Báo cáo kịp thời cho cấp trên mọi hiện tượng mất an toàn và vệ sinh trong sản xuất, thi công để có biện pháp giải quyết, kịp thời ngăn chặn sự cố, tai nạn lao động.
J. Cán bộ y tế công trường có nhiệm vụ :
   1. Hướng dẫn, kểm tra và đôn đốc các bộ phận thực hiện đúng các tiêu chuẩn của Nhà nước về vệ sinh sản xuất, thi công
   2. Theo dõi tình hình sức khỏe, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân trên công trường.
   3. Theo dõi tình hình tai nạn lao động trên công trường để kịp thời đề xuất với Giám đốc Công ty mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ tốt sức khỏe của cán bộ, công nhân.
   4. Lập phương án và xử lý kịp thời khi có tai nạn lao động.
K. Tổ bảo vệ công trường có nhiệm vụ :
   1. Kiểm soát chặt chẽ lực lượng thi công và khách ra vào công trường, thường xuyên tuần tra, canh gác ban đêm để bảo đảm thi hành tốt nội qui công trường và giữ gìn an ninh trật tự trên công trường.
   2. Kiểm tra, phát hiện để ngăn chặn các nguy cơ cháy nổ tổ chức và tham gia xử lý kịp thời hiện tượng cháy nổ trên công trường.
   3. Phối hợp với cán bộ y tế tổ chức cấp cứu kịp thời khi có tai nạn lao động, bảo vệ tốt hiện trường tai nạn và báo cáo cấp trên xử lý theo qui định.
III. Các quy tắc - quy định chung về an toàn lao động :
A. Chấp hành đúng quy định an toàn TCVN 5308 của nhà nước.
B. Đối với các công tác cụ thể thi công ở các công trường : Ban hành các quy định cụ thể riêng giúp các công trường thực hiện tốt công tác ATLĐ (kèm theo các quy định an toàn).
C.Tại các công trường đều thực hiện : Treo hệ thống biển báo, những quy định, quy phạm nhằm nhắc nhở công nhân thực hiện ATLĐ.
D.Trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ cho công nhân :
    * - Nón bảo hộ, giày, găng tay.
    * - Dây an toàn cho CN làm việc trên cao.
    * -  Ủng cao su cho CN thi công bê tông.
    * -  Áo mưa cho CN làm việc trong mùa mưa.
    * -  Kính hàn cho thợ hàn.



IV. Nội quy công trường :
   1. Cán bộ, công nhân viên làm việc trên công trường phải chấp hành nội quy quy trình làm việc, nội quy kỷ luật lao động, các quy trình trong bản nội quy này.
   2. Phải thực hiện tốt công tác nghiệp vụ chuyên môn, biện pháp kỹ thuật thi công, biện pháp an toàn đã đề ra, bảo đảm chất lượng công trình, tiến độ thi công và an toàn lao động trên công trường.
   3. Công nhân không được đi lại ngoài phạm vi của đơn vị mình. Ra vào cổng trong giờ làm việc phải được phép của cán bộ phụ trách. Cấm vào khu vực có biển báo nguy hiểm. Phải sử dụng và bảo quản tốt các dụng cụ làm việc, các trang bị phòng hộ lao động đã được cấp phát.
   4. Cấm uống rượu bia và các chất kích thích trước và trong giờ làm việc. Cấm người say rượu vào phạm vi công trường. Cấm tranh chấp gây mất an ninh trật tự trên công trường.
   5. Cấm đùa giỡn trong giờ làm việc hoặc nghỉ ngơi ở các nơi không an toàn.
   6. Cấm hút thuốc hay sử dụng ngọn lửa hở ở cho xăng dầu hoặc ở những nơi dễ cháy nổ. Cấm làm việc riêng trong giờ làm việc cũng như đưa các phương tiện, máy móc ra khỏi phạm vi công trường với mục đích cá nhân.
   7. Khi có mưa to gió lớn, không được trú mưa ở những nơi đang xây dựng dở dang hoặc có kết cấu kém ổn định mà phải vào những nơi an toàn.
   8. Công nhân bảo vệ trực công trường không được tổ chức uống rượu, bài bạc hoặc bỏ đi nơi khác trong ca trực, phải thường xuyên tuần tra canh gác, bảo vệ tài sản của công trường.
   9. Không được ở lại đêm trên công trường, mỗi đơn vị chỉ được phép ở lại 2-3 người bảo vệ và phải đăng ký hàng tuần với ban chỉ huy công trường.
  10. Cấm đưa người lạ hoặc thân nhân vào phạm vi công trường trong cũng như ngoài giờ làm việc mà không được phép của BCH công trường.
  11. Các đơn vị ngoài vào công trường thi công phải chấp hành đầy đủ các nội quy, quy trình làm việc của công trường đề ra vào các điều khoản quy định trong hợp đồng giữa hai bên.
  12. .Khách liên hệ công tác phải được phép và theo sự hướng dẫn của BCH công trường.


www.BienBaoAnToan.com

Biển báo an toàn lao động, biển cảnh báo


Nhận xét

  1. hãy sống an toàn mạnh khỏe để sau 1 ngày ta có gì đó để nhớ để thương..

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến