CÁC NGUY CƠ GÂY TAI NẠN KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO

1. Về tổ chức
- Bố trí công nhân không đủ sức khỏe để làm việc trên cao như người có
bệnh tim,  huyết áp hoặc mắt kém,....
- Công nhân chưa được huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động.
- Thiếu giám sát và kiểm tra thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và
khắc phục kịp thời các hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn.
- Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn hoặc mũ bảo hộ
lao động,....
2. Về kỹ thuật
2.1. Không sử dụng các phương tiện trợ giúp an toàn: như dây an
toàn, các loại thang, các loại giàn giáo, lan can hoặc lưới để tạo ra chỗ làm
việc hoặc đi lại an toàn.

Hình 1 Nguy cơ trượt ngã khi làm việc trên mái nhà vì không sử dụngdây an toàn.

Hình 2 Nguy cơ ngã vì không sử dụng giàn giáo và lan can bảo vệ.


Hình 3 Nguy cơ ngã vì không sử dụng thang hoặc giàn giáo khi làm việc.


 Hình 4 Nguy cơ ngã vì không sử dụng giàn giáo khi làm việc.


 2.2. Sử dụng các phương tiện trợ giúp an toàn không  đúng các yêu cầu về an toàn: Thiếu các chi tiết đảm bảo an toàn, bắc thang không đúng phương pháp,....

Hình 5 Công nhân sử dụng thang nôi thiếu các chi tiết chống lật và thiếu bộ phận hãm bánh xe, do đó nguy cơ bị đổ thang do mất cân bằng, do gió, bão
hoặc ngoại lực xô ngang và nguy cơ bị trôi thang là không thể tránh khỏi.   


Hình 6 Công nhân làm việc với thang không đúng yêu cầu về an toàn



Trong đó
              Hình 6 a) Chân thang không được cố định chặt trước khi làm việc và nguy cơ là gây trượt thang khi trèo lên
              Hình 6 b) Thang được dựng đứng hoặc thoải quá đều gây nguy cơ ngã đối với người làm việc
             Hình 6 c)  Vị trí dựng thang sát cửa ra vào mà không khóa nên nguy cơ người bị ngã khi cửa bất ngờ được mở ra
               Hình 6 d) Thang không được giữ cố định nên người có thể bị ngã khi làm với tay.
 
Hình 7 Sử dụng thang không đúng yêu cầu về an toàn



Trong đó 
              Hình 7 a) Thang được tựa lên hai mặt phẳng của hai bức tường là không ổn định và rất dễ bị trượt
             Hình 7 b) Đầu trên của thang được tựa vào một cây gỗ tròn,còn đầu dưới được chống vào gầu của một xe xúc lật.Như vậy, nguy cơ gây tai nạn lao động ở đây thể hiện ở hai vị trí không an toàn. Vị trí thứ nhất là ở đầu thang khi nó có thể bị trượt một cách dễ dàng và vị trí thứ hai là ở chân thang nếu như máy xúc không ổn định hoặc ai đó có thể vô ý chạm vào cần điều khiển của máy, khiến gầu có thể hạ xuống đột ngột.

Hình 8 Leo lên thang không đúng yêu cầu về an toàn, nguy cơ gây tainạn lao động do thang bị gãy bất ngờ vì bị quá tải.


Hình 10 Không chú ý khi sử dụng thang nôi ở gần các dây điện trần,có thể thang chạm vào dây điện.



2.3. Vi phạm những qui định về an toàn khi sử dụng hệ giàn giáo
Hình 11 a và b) Giàn giáo đặt trên nền không vững và có thể bị lún . Khi đó, chân giáo có thể bị trượt và giàn giáo bị nghiêng hoặc đổ trong quá trình sử dụng.

Không bố trí đủ và đúng vị trí các điểm neo giàn giáo vào công trình
Hình 12 Sàn thao tác không có lan can an toàn, hoặc có nhưng lỏng lẻo


Trong Hình 12 a)  Người bị ngã khi làm việc trên giàn giáo không có lan can an toàn.
         Hình 12 b) Nếu lan can an toàn được liên kết không chắc chắn thì người cũng có thể bị ngã khi làm việc.
Người lao động có thể bị ngã hoặc vật liệu và dụng cụ làm việc bị rơi qua các khe, lỗ đó xuống dưới, có thể gây tai nạn lao động cho người làm việc ở dưới.
Hình 13 Sàn thao tác có nhiều khe và lỗ rộng hoặc sàn thao tác cách quá xa công trình.
 

Hình 14 Sàn thao tác cách quá xa công trình

Hình 15 Chân giáo phụ ở tầng trên đặt vào vị trí khe hở ván sàn của giàn giáo tầng dưới.  

Hình 16 Sàn công tác không có thành chắn nên vật liệu hoặc dụng cụ làm việc có thể rơi xuống người làm việc ở dưới.


Hình 17 Sàn công tác quá yếu cũng là một trong những nguy cơ bị sập trong quá trình người và vật liệu ở trên sàn đó.

Hình 18 Không có thang lên xuống giữa các  đợt tầng sàn của giàn giáo, như trên. Người làm việc phải leo trèo trên các khung giáo và có thể bị trượt ngã.



Hình 19 Bố trí giàn giáo ở những nơi nguy hiểm như ở bên trên miệng hố hoặc lỗ, khiến người làm việc khi trèo lên giáo có thể bị trượt ngã xuống hố hoặc lỗ đó.



Hình 20 Giàn giáo bố trí gần các dây điện, nguy cơ gây điện giật cho người làm việc.



Hình 21 Giàn giáo bị quá tải và biến dạng. Như vậy, khả năng chịu lực  đã bị suy giảm. Nếu  vẫn  cố  tình  sử  dụng giàn giáo  đó,nguy cơ gây mất an toàn lao động là nó sẽ bị phá hoại nhanh chóng và làm sập đổ hệ giàn giáo.  


 Sử dụng hệ giàn giáo treo không đúng yêu cầu về an toàn có thể dẫn tới tai nạn lao động.  
Hình 22 Các dây treo thang phải được kéo lên hay xuống một cách đồng thời, nếu không, tải trọng trên các dây sẽ khác nhau. Nguy cơ gây tai nạn lao động ở đây là dây treo thang có thể bị đứt.  


Hình 23 Khi dây treo thang được kéo không đều thì người làm việc có thể bị ngã.




Hình 24 Cách buộc dây treo thang chưa đúng, có thể làm cho dây bị đứt trong quá trình có người làm việc.  




 
"KHỞI ĐẦU CỦA SỰ AN TOÀN"  

An Điền Safety

Địa chỉ: 83 Tân Vĩnh, P.6, Q4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại:
(08) 6261 8936 – 6261 8935
E-mail: 
andien@bienbaoantoan.com
Website: www.bienbaoantoan.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến